Trao quyền cho phụ nữ và cải thiện địa vị kinh tế xã hội của họ là điều cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Chỉ bằng cách đảm bảo cơ hội bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, chúng ta mới có thể hiện thực hóa giấc mơ về nền kinh tế công bằng và bao trùm, giúp chúng ta duy trì bền vững môi trường của mình cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Hiện tại, chúng ta đang ở trong giai đoạn mà các vấn đề xã hội, kinh tế và sức khỏe dần trở nên tồi tệ hơn do một đại dịch có quy mô toàn cầu. Mặc dù chúng ta có thể nói rằng những vấn đề này ảnh hưởng đến hầu hết tất cả mọi người trên toàn cầu, nhưng phụ nữ, đặc biệt là những người sống ở các nước đang phát triển, là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn do tình trạng bất bình đẳng kéo dài trên toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi ở đây để mang đến một sự thay đổi.
Cùng với cam kết hỗ trợ SDG (mục tiêu phát triển bền vững) số 1 (không đói nghèo) và số 5 (bình đẳng giới) của LHQ, chúng tôi đang hợp tác với Quỹ Bác sĩ Sjahrir và tổ chức Vinto Craft & Nation để trao quyền cho phụ nữ xung quanh các khu vực được ưu tiên của mình. Nỗ lực này đã được thực hiện từ năm 2019 thông qua chương trình Desa Makmur Peduli Api (Hệ thống nông nghiệp và lâm nghiệp tích hợp) của chúng tôi. Và chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong thời gian đầy thử thách này.
Chung quy lại, DMPA là sáng kiến phát triển bền vững do chúng tôi khởi xướng nhằm khuyến khích cộng đồng bảo vệ môi trường và áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững. Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã tiến hành các hội thảo về khởi nghiệp trên khắp Indonesia, hướng tới mục tiêu đào tạo 1.000 phụ nữ vào năm nay. Thông qua chương trình, những người tham gia học cách sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, như gia vị hoặc thực vật, và biến chúng thành hàng hóa có thể bán được trên thị trường.
Ví dụ, tại làng Mengkiang, Tây Kalimantan, DMPA đã tổ chức các hội thảo trực tuyến nhằm đào tạo phụ nữ nâng cao kỹ thuật thủ công và kỹ năng tiếp thị. Các sản phẩm của họ chắc chắn là thân thiện với môi trường vì chúng được làm bằng vật liệu hữu cơ. Và thông qua chương trình này, cộng đồng địa phương cũng được khuyến khích bảo vệ môi trường bằng cách thực hiện các biện pháp quản lý lâm sản bền vững.
Sau hội thảo, Mamy, một trong 19 người tham gia cho biết: "Cá nhân tôi đã làm ra các sản phẩm dệt khác nhau, chẳng hạn như túi và giỏ. Nguyên liệu chính là mây và tre. Tôi lấy nguyên liệu từ những khu rừng xung quanh".
Người phụ nữ 36 tuổi này là một người nông dân ở Muncang Lestari. Nhờ chương trình này, cô và những người bạn của mình có thể kiếm được 270 USD (4 triệu IDR)/tháng/người, một con số khá lớn đối với tiêu chuẩn địa phương trong lĩnh vực này.
Bên cạnh việc trang bị cho phụ nữ các kỹ năng chuyên môn, hội thảo còn nhằm tạo thêm động lực cho cộng đồng để tiếp tục sáng tạo và cải tiến sản phẩm của họ. Thông qua một hội nghị truyền hình, Vinto B Effendi, chủ sở hữu của Vinto Craft & Nation, cho biết: “Đối với những người làm nghề thủ công, không có lý do gì để bỏ nghề.”
Vinto Craft & Nation là một doanh nghiệp sáng tạo với hơn 100 công nhân và có nhiều kinh nghiệm tiếp thị cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Vì vậy, chúng tôi hy vọng chuyên môn và động lực của Vinto sẽ thúc đẩy năng suất của các doanh nghiệp địa phương và cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương.
Chương trình trực tuyến cũng có sự tham gia của các thợ thủ công ở Miau Baru, Đông Kalimantan. Khoảng 20 phụ nữ đã tham gia các hội thảo và đã học được nhiều điều - từ kỹ năng dệt vải đến kỹ thuật chụp ảnh để tiếp thị sản phẩm của mình một cách phù hợp. Cũng giống như ở Mengkiang, họ cũng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như mây, vỏ cây và lá cây. Ngoài ra, họ cũng kết hợp các loại hạt trong đồ thủ công của mình để làm cho chúng có tính thẩm mỹ cao hơn.
Các sản phẩm vô cùng đa dạng, từ vòng tay, vòng cổ, móc khóa đến hàng thủ công truyền thống như mũ Dayak. Từ lâu, nghề dệt đã là một phần di sản của cộng đồng địa phương và chúng tôi muốn giúp họ tận dụng cơ hội này, đồng thời duy trì các giá trị truyền thống của họ.
Hetty Apuy, một nông dân 45 tuổi sống trong làng chia sẻ: "Chúng tôi rất vui và rất biết ơn những chương trình đào tạo của APP. Chúng tôi đã học được rất nhiều điều mới mẻ về thiết kế sản phẩm dệt để có thể tạo ra những sản phẩm thủ công hấp dẫn hơn. Chương trình này cũng giúp cải thiện thu nhập cho gia đình chúng tôi và quảng bá sản phẩm của chúng tôi đến nhiều người hơn".
Thông qua chương trình này, chúng tôi có thể tiếp tục khuyến khích phụ nữ đổi mới hơn và chia sẻ kiến thức mới với nhiều người hơn ở Indonesia. Và hy vọng rằng phụ nữ ở các làng/bản này sẽ độc lập hơn về tài chính và được trao quyền để họ và gia đình có cơ hội tốt hơn trong cuộc sống.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về DMPA bằng cách truy cập trang phát triển bền vững của chúng tôi và theo dõi các kênh mạng xã hội của chúng tôi trên Facebook, Instagram, và Twitter để được cập nhật liên tục về chương trình này. Hãy cố gắng hết sức mình để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn!